"Trên thị trường tư nhân,ướcgiàunhấtchâuÂukhủnghoảngbấtđộngsảbánh ép giá thuê một căn hộ hai phòng ngủ tối thiểu là 2.000 euro - quá khó với những gia đình chỉ có một nguồn thu nhập. Nhà ở giá cả phải chăng rất hiếm, đặc biệt với những người trẻ và các ông bố, bà mẹ đơn thân", Pascale Zaourou – một bà mẹ 3 con cho biết trên AFP. Cô đã phải đợi 5 năm để được tiếp cận nhà ở xã hội.
Antoine Paccoud - nhà nghiên cứu tại Housing Observatory (tổ chức nghiên cứu dữ liệu để tham vấn chính sách cho chính phủ) cũng đồng tình với quan điểm trên. "Ngày càng nhiều người Luxembourg ra nước ngoài để định cư ở Đức, Bỉ hoặc Pháp. Vì giá thuê và mua nhà ở đó thấp hơn", ông nói. Họ chấp nhận hàng ngày di chuyển từ các nước này sang Luxembourg để làm việc.
Một cuộc khảo sát đầu tháng này tại Luxembourg cho thấy bất động sản đang là mối lo ngại lớn nhất của quốc gia 660.000 dân này. Lương ròng trung bình của một lao động tại Luxembourg là 47.000 euro (49.000 USD) năm 2022, theo ước tính của cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU). Con số này hiện cao nhất khối.
Tuy nhiên, các căn hộ mới xây ở đây được bán với giá 13.000 euro mỗi m2. Các căn cũ là 10.700 euro một m2. Giá trung bình một căn nhà ở đây vì thế vào khoảng 1,5 triệu euro.
Giá thuê cũng tăng 6,7% giai đoạn tháng 6/2022 - 6/2023. Mức tăng này cao hơn nhiều so với lạm phát 3,4% cùng kỳ.
Tình hình hiện tại khá nan giải với nền kinh tế dựa vào dịch vụ tài chính như Luxembourg. Philippe Poirier - nhà phân tích chính trị tại Đại học Luxembourg cho biết trên AFPrằng giá bất động sản "đang trở thành bài toán ám ảnh mọi người trong các cuộc bầu cử". Ông cho rằng các vấn đề chính là "sự khan hiếm nhà và đất, chi phí xây dựng và mua nhà, cũng như tiền thuê cao".
Hai đảng lớn tại đây đã cam kết sẽ có động thái. Đảng Tự do của Thủ tướng Xavier Bettel hứa hẹn lập ra một bộ phụ trách nhà đất. Họ cũng muốn tăng thuế với các căn hộ được mua nhưng bị bỏ trống và đầu tư thêm cho nhà ở xã hội.
Lãnh đạo đảng Xã hội Paulette Lenert - hiện là Bộ trưởng Y tế trong chính phủ liên minh - cũng thúc giục đầu tư mạnh tay cho nhà ở giá cả phải chăng.
Tuy nhiên, các vấn đề với thị trường nhà ở Luxembourg đã tồn tại từ lâu và thay đổi chúng không phải là điều dễ dàng. Paccoud cho biết việc nước này không đánh thuế thừa kế và nhiều loại thuế chỉ mang tính biểu tượng khiến các chủ đất không có kế hoạch xây dựng.
"0,5% dân số, tương đương 3000 người, sở hữu tới nửa số đất có thể xây dựng. Tuy nhiên, họ chỉ để không đất vì giá đang tăng lên", ông nói.
Bên cạnh đó, cơ hội kinh tế tại Luxembourg cũng thu hút nhiều lao động nước ngoài đến đây. Việc này càng khiến chi phí nhà ở tăng lên khi nguồn cung vốn đã hạn chế. Khoảng nửa số người đang sống ở Luxembourg không phải là công dân nước này.
Tỷ lệ sở hữu nhà cũng có sự chênh lệch lớn. 80% người bản địa Luxembourg có nhà. Nhưng tỷ lệ này với lao động nước ngoài chỉ là 50%.
Nhiều người Luxembourg có việc làm ổn định trong các cơ quan chính phủ. Trong khi đó, người nước ngoài phải đối mặt với thị trường việc làm thường xuyên biến động.
Hệ quả là dù có mức lương cao, Luxembourg vẫn nằm trong nhóm 3 nước thuộc eurozone có rủi ro nghèo đi cao nhất với các gia đình đơn thân, theo báo cáo gần đây của văn phòng phụ trách lao động thuộc EU. Lương tối thiểu chính thức ở đây là 2.571 euro một tháng.
Hà Thu(theo AFP)