Tradingview

Không quy định cụ thể, doanh nghiệp dễ bị làm khóÔng Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tr số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia hàn quốc gặp đội tuyển bồ đào nha

【số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia hàn quốc gặp đội tuyển bồ đào nha】Cần thúc đẩy phát triển du lịch

Không quy định cụ thể,ầnthúcđẩypháttriểndulịsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia hàn quốc gặp đội tuyển bồ đào nha doanh nghiệp dễ bị làm khó

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, khẳng định cơ chế, hành lang phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng quyết định chiến lược cạnh tranh điểm đến của du lịch VN. Hiện nay, giá tour của VN thuộc hạng cao so với các nước trong khu vực, gây bất lợi trong thu hút khách từ thị trường các nước lân cận khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu khách các nước láng giềng rất thấp trong khi khu vực có tới 600 triệu dân, lại gần 2 thị trường khổng lồ là Trung Quốc và Ấn Độ. 

Tuy nhiên, VN không có những "quả đấm lớn", những sản phẩm đặc biệt, độc đáo để thu hút họ tới nhiều, chi tiêu nhiều. Mặt khác, không thể yêu cầu các doanh nghiệp (DN) hạ giá dịch vụ thêm nữa bởi bản chất câu chuyện là chi phí đầu vào cho các sản phẩm du lịch tốt hiện nay rất cao. 

Đơn cử, để đầu tư một khu du lịch lớn, một điểm vui chơi tầm cỡ thì DN sẽ phải tự lo phần giải phóng mặt bằng hoặc tiền thuê mặt bằng, trả thuế đất, thuế giá trị gia tăng, chi phí vốn… Cũng vì không có sự khuyến khích cụ thể bằng vật chất từ phía nhà nước nên sẽ hướng các "đại gia" tới việc tập trung vào kinh doanh bất động sản, chuyển sang địa ốc để nhanh thu hồi vốn.

Cần thúc đẩy phát triển du lịch - Ảnh 1.

Cần bổ sung các dự án du lịch, giải trí vào trường hợp thu hồi đất để khuyến khích phát triển

Ngọc Dương

Theo ông Phan Đình Huê, trên thế giới, hầu hết các nước hỗ trợ du lịch bằng chính sách, quy hoạch. Đơn cử, một TP có chiến lược xây dựng một khu Disneyland, khu vui chơi mua sắm tầm cỡ thì chính quyền TP sẽ tìm cách giải tỏa mặt bằng cho khu đất vài trăm héc ta đó rồi kêu gọi DN đầu tư. Đồng thời, nhà nước có cơ chế hỗ trợ DN tiếp cận vốn, tiếp cận thị trường, giảm thuế, giá thuê đất… Đây là cách để Thái Lan, Singapore… hình thành nên những "bom tấn" du lịch thu hút hàng triệu khách cả trong khu vực lẫn thị trường xa. TP.HCM nói riêng, VN nói chung cũng cần phải có những điểm đến như Disneyland, Safari… thì mới đủ khả năng cạnh tranh với các nước.

"Ngành du lịch tạo ra nhiều việc làm, có tác động lan tỏa mạnh và phát triển bền vững hơn các ngành khác. Song, du lịch cũng là ngành đầu tư tiền tỉ nhưng thu về tiền cắc. Vì thế rất cần thiết phải được sự ủng hộ, khuyến khích từ chính sách. Những bất cập từ luật Đất đai cũng chỉ ra một thực trạng rằng ngành du lịch đang bị o ép bởi rất nhiều quy định liên quan tới nhiều bộ luật từ nhiều ngành. Muốn phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì không thể chỉ hô khẩu hiệu, nói chung chung mà phải đi vào từng giải pháp cụ thể. Phải có một Ủy ban du lịch tầm quốc gia, đủ mạnh để điều phối và thực thi chính sách có sự phối hợp giữa tất cả các ngành", ông Phan Đình Huê nhấn mạnh.

Điểm lại quá trình soạn thảo luật Đất đai, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết các dự thảo trước có quy định thu hồi đất đối với các dự án bất động sản thương mại, đô thị, du lịch… nhưng những dự thảo gần đây lại lược bỏ quy định này. Về nguyên tắc, việc lược bỏ diễn giải liệt kê đối tượng là hợp lý vì thực tế, bản thân chữ "dịch vụ" đã bao gồm hết tất cả những loại hình dự án trên, không nhất thiết phải liệt kê chi tiết từng loại hình. Tuy nhiên trong thực tế triển khai, DN vẫn gặp vướng mắc vì trong luật vẫn nêu thêm dự án thương mại, nghĩa là có liệt kê nhưng lại không nhắc tới những loại hình khác.

"Nếu đã liệt kê dự án thương mại, dịch vụ thì tiếc gì dấu phẩy thêm cho du lịch, đô thị du lịch…? Còn nếu đã chủ đích gói lại trong chữ "dịch vụ" thôi thì phải giải thích rõ dịch vụ là bao gồm tất cả những loại hình dự án như trên để không làm khó DN", ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Bổ sung dự án du lịch, khu đô thị mới vào luật

GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, dẫn chứng nhiều nghị quyết của Đảng, Quốc hội luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) trước hết phải luật hóa được nội dung của Nghị quyết 18 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII năm 2022, trong đó có điều kiện, tiêu chí cụ thể cho việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. 

Vì vậy, dự thảo sửa đổi trước hết phải đưa ra tiêu chí khái quát là khi nào thì thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, để du lịch thực sự phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị năm 2017, luật Đất đai (sửa đổi) cần phải có quy định tất cả dự án phát triển du lịch, khu vui chơi, giải trí tổ hợp đa năng… đều phải thuộc diện thu hồi đất. Chỉ có luật hóa thì mới có thể thúc đẩy phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn như mục tiêu đề ra.

Song song đó, với nhiều dự án khu đô thị mới hay cả dự án phát triển, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn, Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng cũng nêu rõ khuyến khích theo cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai. Ở những dự án này, chủ đầu tư khi thỏa thuận được với người dân với tối thiểu 2/3 ý kiến đồng thuận. Còn tối đa 1/3 ý kiến người dân đang sở hữu đất không đồng thuận thì xem xét lý do có hợp lý hay không? Nếu hợp lý thì có thể điều chỉnh lại phương án thực hiện. Nếu không thì Nhà nước phải thực hiện thu hồi đất để đẩy nhanh thời gian triển khai dự án. Nhà nước cần đóng vai trò trung gian đảm bảo lợi ích của các bên. 

"Cả một thời gian dài chúng ta cứ theo quy định yêu cầu chủ đầu tư phải thỏa thuận với sự đồng ý của 100% người dân sở hữu đất tại chỗ thì mới thông qua dự án. Nhưng làm sao có được tỷ lệ đồng thuận 100% vì xã hội là có muôn vàn ý kiến khác nhau. Trên nguyên tắc chia sẻ lợi ích, minh bạch thông tin với số lượng tối thiểu 2/3 ý kiến đồng thuận của người dân tại chỗ là hợp lý. Các nước cũng áp dụng và đánh giá cao chính sách này", GS-TSKH Đặng Hùng Võ chia sẻ thêm.

Đồng tình, chuyên gia kinh tế, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI, cho rằng dự thảo luật Đất đai (sửa đổi) đã nêu rõ các trường hợp thu hồi đất gồm dự án nhà ở thương mại; dự án hỗn hợp nhà ở kinh doanh thương mại, dịch vụ thì có thể hiểu rằng bao gồm tất cả hoạt động vui chơi, giải trí nói chung. Thế nhưng có nhiều địa phương lại hiểu rất cứng nhắc nên cần thiết phải bổ sung thêm cụ thể là khu đô thị mới kết hợp khu vui chơi, giải trí, tổ hợp đa năng cũng không sai. Điều này để cho các DN dễ dàng thực hiện. 

Ông cũng đề xuất nên bổ sung cụ thể các dự án trang trại nông nghiệp xanh, quy mô lớn vào những trường hợp cần thu hồi đất để phát triển nông nghiệp vì đây là ngành kinh tế chủ lực của VN. Tương tự, VN cũng cần phải thúc đẩy phát triển các khu đô thị mới để tạo ra môi trường sống xanh, sạch, an toàn cho người dân. Hay tại các khu công nghiệp có khu kinh tế cũng cần xem xét bổ sung thêm khu đô thị kết hợp giải trí, du lịch. Việc quy định thu hồi đất đối với phát triển khu đô thị mới trong luật Đất đai cũng bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, bởi vì luật Quy hoạch đô thị, luật Xây dựng và luật Đầu tư cũng có các chế định, quy định về phát triển các khu đô thị mới. 

Đối với những dự án phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nên có 2 phương thức thực hiện. Một là phương thức nhà nước thu hồi đất theo quy hoạch, sau đó đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư. Mấu chốt là bồi thường theo đúng giá thị trường và tổ chức tái định cư cho người dân chu đáo. Như vậy sẽ không gây ra xung đột xã hội mà vẫn có thể thực hiện thu hồi đất để thực hiện các dự án nhằm phát triển kinh tế-xã hội. Bên cạnh đó, cần có thêm phương thức thứ hai là cho phép DN, nhà đầu tư, tổ chức kinh tế trong nước được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận với người dân.

ÔngLê Hoàng Châu,Chủ tịch HoREA

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap