Ngày 26.10,áichếrácthảibaobìtạiViệtNamvẫncònquákhókhătrò chơi trên bàn cờ Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tổ chức hội thảo Hướng đến việc triển khai thành công quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất tại Việt Nam (EPR). EPR là công cụ tiên tiến được nhiều quốc gia sử dụng trong việc quản lý chất thải rắn, nhằm
mục tiêu đóng góp vào sự hoàn thiện về cách thức phát triển hiệu quả hệ thống thu gom, tái chế rác thải bao bì tại Việt Nam. Đây là trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhập khẩu để quản lý bao bì sản phẩm của mình khi chúng bị thải bỏ ra môi trường.
Theo luật Bảo vệ Môi trường 2020, các nhà sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm tái chế săm lốp, pin ắc quy, dầu nhớt, các sản phẩm có bao bì bắt đầu từ ngày 1.1.2024. Nhà sản xuất nhập khẩu sản phẩm điện, điện tử phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1.1.2025 và nhà sản xuất nhập khẩu phương tiện giao thông (ôtô xe máy) phải thực hiện trách nhiệm tái chế từ ngày 1.1.2027.
Thực tế, việc thu gom rác thải và tái chế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bà Nguyễn Thị Quế Lâm, Phó trưởng phòng Công nghệ Môi trường và Kiểm tra chất lượng của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM (CITENCO) - cho biết mỗi ngày ở thành phố có khoảng 10.000 tấn rác thải. Trong đó có khoảng 20 - 25% phường, xã, thị trấn thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nhưng kết quả chưa đạt mục tiêu đề ra do hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn dàn trải, chưa tập trung; phương tiện, thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý chưa đồng bộ, hiệnđại; tỉ trọng rác do lực lượng dân lập thu gom cao...
Tương tự tại Hà Nội, theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO), rác được phân loại tại nguồn thì mới có thể xem là tài nguyên. Hiện nay, nhiều tỉnh thành chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn và một số nơi chỉ thực hiện theo kiểu phong trào. Chính sách chỉ dừng ở mức khuyến khích, các dự án thí điểm, thúc đẩy và chưa rõ vai trò của chính quyền. Do vậy cần phải tiến hành nhiều việc khi thời điểm áp dụng EPR sắp đến gần. Đó là xây dựng quy trình, tổ chức thu gom, phân loại; hướng dẫn phân loại với định mức chi phí; trả phí theo khối lượng rác thải như thế nào? Quy định về cơ sở tái chế với từng loại rác thải. Ngoài ra cần có các chính sách như hỗ trợ làng nghề chuyển đổi để đạt tiêu chuẩn; thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư các nhà máy tái chế rác thải đối với các nhóm chất thải...
Theo ông Phạm Phú Ngọc Trai - Chủ tịch PRO Việt Nam - Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng công cụ EPR như một quy định bắt buộc của luật Bảo vệ môi trường. Đây là một bước tiến mang tính đột phá, tích cực và là một nỗ lực đáng kể của quốc gia trong việc giữ gìn nguồn tài nguyên cho thế hệ mai sau. Việc triển khai EPR hiệu quả sẽ giúp chúng ta đạt được các kỳ vọng về môi trường tốt đẹp hơn, đồng thời thúc đẩy mô hình kinh tế tuyến tính thiếu hiệu quả và ít bền vững chuyển dần sang nền kinh tế tuần hoàn, phát triển hiệu quả và bền vững hơn. Bên cạnh những cơ hội về lâu dài trên, trước mắt, chúng ta sẽ đối mặt không ít các thách thức về tài chính trong đầu tư và chi phí (tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp); các thách thức về chuyển đổi mẫu mã sản phẩm, công nghệ… để phù hợp với xu thế hội nhập và tiêu dùng ngày càng theo hướng phát triển xanh và bền vững; các thách thức về chính sách chưa đồng bộ, phù hợp và kịp thời…
Sau hội thảo, một báo cáo đã hoàn thành và dự kiến được gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tháng 11.2023. Bản báo cáo tổng kết đề xuất nhiều nội dung tâm huyết với sự khởi xướng của PRO Việt Nam, hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy thúc đẩy việc hỗ trợ triển khai EPR khả thi và thành công tại Việt Nam khi có hiệu lực từ tháng 1.2024.