TheảnphẩmnhựaViệtNamxuấtkhẩuđếnhơnquốcgiatrênthếgiớtính giá trị biểu thứco báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa trong 5 năm qua luôn đạt ở mức từ 12 - 15%/năm. Tổng doanh thu ngành nhựa hiện đã đạt trên 25 tỉ USD, xuất khẩu chiếm 22%, sản phẩm nhựa Việt có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Úc và cộng đồng các quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha…
Kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng trưởng đều qua các năm, từ 3 tỉ USD trong năm 2018 lên 5,5 tỉ USD trong năm 2022, với mức tăng trưởng trung bình từ 12 - 20%/năm. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực là bao bì, các loại tấm, phiến, màng nhựa; các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói, nhựa gia dụng, đồ dùng trang trí, vải bạt tarpaulin.
Kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường EU được gỡ bỏ. Đây là lợi thế lớn để gia tăng sản lượng xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam ở thị trường quan trọng này.
Đến nay, Việt Nam có thể sản xuất được các loại nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm. Ngành nhựa Việt Nam cũng kỳ vọng sẽ bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu trong những năm tới nhờ sự cải thiện năng lực sản xuất nguyên liệu nhựa trong nước từ các nhà máy hóa dầu: Long Sơn, Dung Quất, SCG và Nhà máy sản xuất nhựa Hyosung. Đây là các nhà máy cung cấp nguyên liệu đáp ứng hơn 30% nhu cầu nguyên liệu trong nước hiện nay. 70% còn lại được nhập khẩu từ các thị trường như: Arab Saudi, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore… Sản lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng trưởng đều qua các năm, từ 5,589 triệu tấn trong năm 2018 tăng lên 7,12 triệu tấn trong năm 2022.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam được hình thành từ đầu thập niên 90, đến nay có trên 200 hội viên từ mọi thành phần kinh tế, đa số đóng vai trò nòng cốt trong mỗi lĩnh vực của ngành. Ngành nhựa hiện có gần 4.000 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam đề ra 5 nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm kỳ 7 (2023 - 2028), trong đó có nhiệm vụ xây dựng chiến lược phát triển cho ngành nhựa giai đoạn 2023 - 2030 để giúp các doanh nghiệp có định hướng phát triển và đầu tư bài bản. Bên cạnh đó là nhiệm vụ xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để các doanh nghiệp có cơ sở giao lưu và quảng bá sản phẩm đến các quốc gia trên thế giới.