Trong căn hộ rộng gần 94 m2,òngbếpmvớithiếtkếkhoangtủđảongượxem trực tiếp hôm nay Thu Trang (39 tuổi, Hà Nội) dành 12 m2 để thiết kế phòng bếp theo phong cách đồng quê - lấy cảm hứng từ những nông trại ở châu Âu. Nhằm khắc phục nhược điểm không gian nhỏ, Trang chọn hệ tủ chữ L sát trần với các khoang chứa đồ rộng, kết hợp đảo bếp để vừa sơ chế đồ ăn vừa cất trữ đồ dùng.
Theo xu hướng thiết kế bếp phổ biến hiện nay, ngăn bát đĩa thường được bố trí ở tủ trên bồn rửa, nâng hạ bằng hệ thống pit-tông. Nhưng Thu Trang cho rằng đây là "một thiết kế dở tệ", với nhiều nhược điểm lớn. Cụ thể: nếu không làm hệ thống tay nâng thủy lực thì bất tiện, làm đồ tốt thì chi phí đắt đỏ, vật liệu không tốt thì độ bền kém. Ngoài ra, tủ bát đĩa trên cao dễ gây đổ vỡ trong quá trình cất - lấy, hay gặp tình trạng nước chảy vào người nếu bát chưa khô. Một số hệ tủ có đáy hở, nếu nước nhỏ từ trên xuống lâu ngày sẽ gây rỉ sét các thanh giá đỡ, hoặc không ngăn bụi và côn trùng.
Do đó, với quan điểm căn bếp cần được bố trí công năng hợp lý theo luồng công việc, Trang chọn giải pháp đảo ngược hệ tủ, đồng thời bố trí các khoang chứa đồ sao cho phù hợp với thói quen sử dụng của từng thành viên trong gia đình.
Hệ tủ dưới để bát đĩa, dụng cụ ăn uống như thìa, đũa... và thiết bị bếp nặng. Bộ nồi, chảo... có thiết kế đẹp được trưng bày ở tủ trên. Các vật dụng ít sử dụng sẽ đưa vào ngăn áp trần.
"Cách bố trí này giúp tôi tiết kiệm tối đa thời gian và đạt hiệu quả cao khi chế biến thức ăn hay dọn dẹp", Trang cho hay.
Việc đảo kệ bát xuống dưới sẽ giúp chuyển đồ dùng từ máy rửa bát vào tủ thuận tiện, hạn chế đổ vỡ, theo chia sẻ của Thu Trang. Mặt khác, trẻ nhỏ cũng hình thành thói quen tốt khi có thể tự lấy đồ dùng dễ dàng mà không cần giúp đỡ, thậm chí còn hỗ trợ bố mẹ trong các công việc nhà.
Tính về kinh tế, đặt kệ bát ở tủ bếp dưới chỉ cần mua ray kéo và bản lề, tiết kiệm hơn nhiều so với đầu tư tay nâng thủy lực. Để tránh tình trạng khoang tủ bị ẩm, kệ để bát được bố trí ngay bên dưới bếp từ, tận dụng hơi nóng để đồ dùng luôn khô ráo. Bên cạnh đó, Trang tạo thói quen luôn lau bát đĩa bằng khăn rồi mới cất vào tủ nhằm đảm bảo vệ sinh.
"Mỗi căn bếp nên được thiết kế dành riêng cho người sử dụng nhất định, không nên sao chép từ nhà này sang nhà khác theo một khuôn mẫu", Trang bày tỏ.
Bên cạnh tối ưu công năng sử dụng, Thu Trang cho biết luôn ưu tiên đầu tư nội thất gỗ và mặt đá chất lượng tốt khi thiết kế phòng bếp, vì đây là những chi tiết khó thay đổi sau này. Nếu dùng gỗ xấu sẽ dễ mối mọt, cong vênh. Còn mặt đá hàng rẻ thường hay bị ố, bẩn.
Riêng hạng mục máy móc, thiết bị bếp, nếu ngân sách hạn chế thì có thể mua hàng vừa túi tiền và nâng cấp dần khi có điều kiện.
Để phù hợp với thiết kế chung của căn hộ, hệ tủ được phối theo tone màu trắng ngà và ghi sữa, kết hợp màu nâu của gỗ sồi. Tủ đóng 2 lớp gỗ, thùng tủ bằng MFC phủ veneer vân sồi, ốp gỗ MCF và phủ sơn, giúp mặt ngoài không có vết đinh, trông dày dặn.
"Với thiết kế này, khi muốn thay màu mặt tủ ngoài hay đổi bố cục cũng dễ dàng tháo ra mà không làm ảnh hưởng nhiều đến cốt gỗ", Trang nói.
Xem thêm hình ảnh phòng bếp:
Thu Hương
Ảnh: Nhân vật cung cấp