Tradingview

Khoảng 16h20 hôm nay, 50 chuyên gia y tế từ Viện Karolinska sẽ gặp nhau tại Stockholm để trao giải N hoa ưu đàm

【hoa ưu đàm】Ứng viên sáng giá cho giải Nobel Y sinh 2023

Khoảng 16h20 hôm nay,Ứngviênsánggiáchogiảhoa ưu đàm 50 chuyên gia y tế từ Viện Karolinska sẽ gặp nhau tại Stockholm để trao giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 2023. Trước đó vài tuần, các nhà khoa học dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này đã dự đoán những ứng viên tiềm năng nhận giải thưởng danh giá. Họ chỉ ra rằng giải Nobel Y sinh thường xoay quanh lĩnh vực sinh học phân tử siêu cơ bản và những phát minh chữa khỏi bệnh cho con người.

Vì năm ngoái, giải thưởng thuộc về lĩnh vực cổ sinh vật học, các chuyên gia dự đoán trong năm nay, Hội đồng Nobel sẽ chú ý hơn đến các công trình mang tính lâm sàng.

Một trong ứng viên tiềm năng là công trình phát hiện loại hormone cơ bản giúp giảm cân và điều trị tiểu đường. Năm 2023 ghi nhận sự bùng nổ của các loại thuốc điều chỉnh quá trình trao đổi chất như Ozempic, Wegovy và Mounjaro.

Các loại thuốc này dựa trên hormone GLP-1,có thể giảm cả nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Việc nhắm mục tiêu vào thụ thể GLP-1 cũng hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định đây là cuộc cách mạng y tế, có thể giành giải Nobel trong năm nay hoặc năm sau.

Hành trình phát hiện hormone GLP-1, phương pháp điều trị tiểu đường và giảm béo kéo dài 4 thập kỷ, vô cùng khó khăn và có sự tham gia của hàng trăm nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới.

"Loại thuốc này, tiềm năng của chúng và quá trình nghiên cứu của các chuyên gia đều xứng đáng được cân nhắc trong khuôn khổ các giải thưởng lớn", Randy Seeley, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Béo phì Dinh dưỡng Michigan, cho biết.

Nhóm ba nhà khoa học có phát hiện bước đầu về hormone GLP-1 là Joel Habener tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, Daniel Drucker tại Đại học Toronto và Jens Juul Holst tại Đại học Copenhagen. Họ từng được vinh danh tại nhiều giải thưởng về y khoa. Trong lịch sử, Hội đồng Nobel cũng có xu hướng tôn vinh những nghiên cứu cơ bản.

Huân chương Nobel dành cho giải Nobel Sinh lý học và Y học. Ảnh: Nobel Prize

Huân chương Nobel dành cho giải Nobel Sinh lý học và Y học. Ảnh: Nobel Prize

Giống với hai năm trước,công nghệ mRNAmột lần nữa là ứng viên sáng giá đối với giải Nobel Y sinh. Theo giáo sư Jason Sheltzer, Trường Y Yale, nghiên cứu đã tạo ra sự thay đổi triệt để trong lĩnh vực vaccine.

Hai cái tên nổi bật là Katalin Kariko, nữ giáo sư chuyên ngành hóa sinh - sinh học phân tử người Hungary và Drew Weissman, nhà khoa học người Mỹ. Cả hai đều là người tiên phong, có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển công nghệ mRNA.

Được công bố năm 2005, khám phá của họ mở đường cho sự ra đời của vaccine Pfizer và Moderna. Công nghệ này cũng cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn để chống lại các loại bệnh khác như HIV, ung thư, tự miễn và bệnh di truyền.

Theo di chúc của nhà khoa học Alfred Nobel, giải thưởng nên để vinh danh những người đã "đem lại lợi ích cho nhân loại". Từ đó, giới chuyên gia coi hai nhà khoa học Weissman và Kariko là lựa chọn xứng đáng.

Theo các chuyên gia tại Viện Thông tin Khoa học Clarivate, giải thưởng có thể được trao cho nghiên cứu về chứng ngủ rũ và phát hiện orexin,một loại peptide thần kinh giúp điều hòa giấc ngủ.

Ba nhà khoa học có tác động lớn đến công trình này là Giáo sư Masashi Yanagisawa Giám đốc Viện Y học Giấc ngủ Tích hợp Quốc tế, Đại học Tsukuba; giáo sư Emmanuel Mignot, Khoa Tâm thần & Khoa học Hành vi tại Đại học Stanford; Clifford B Saper, giáo sư Thần kinh học và Khoa học thần kinh, Trường Y Harvard.

Giáo sư Yanagisawa nổi tiếng với nghiên cứu phát hiện orexin, mệnh danh là "công tắc chuyển đổi giấc ngủ", xuất hiện ở vùng dưới đồi não. Đây là peptide thần kinh điều chỉnh việc thức và ngủ của cơ thể. Khám phá giúp thúc đẩy sự phát triển của các phương pháp điều trị chứng mất ngủ và chứng ngủ rũ - dạng rối loạn khiến người bệnh đột nhiên buồn ngủ cả vào ban ngày.

Giáo sư Mignot phát hiện nguyên nhân của chứng ngủ rũ là sự phá hủy của 70.000 tế bào thần kinh hypocretin/orexin ở vùng dưới đồi não, thông qua trung gian miễn dịch.

Trong khi đó, giáo sư Saper tìm ra mối liên hệ mật thiết giữa nhiệt độ cơ thể, chu kỳ ngủ thức và chế độ ăn uống. Nghiên cứu cung cấp thêm kiến thức về mạch điện từ trong não bộ của con người và động vật. Ông cũng chỉ ra ảnh hưởng của chứng rối loạn thần kinh, rối loạn tâm thần lên các mạch điện từ này.

Năm ngoái, nghiên cứu về cội nguồn gene người của nhà khoa học Svante Pääbo dành giải Nobel Y Sinh 2022 vì những khám phá liên quan đến sự tiến hóa của con người. Từ năm 1901 đến nay, Ủy ban Nobel đã trao tổng cộng 112 giải Y Sinh. Người trẻ nhất từng đoạt giải là nhà khoa học Frederick G. Banting, được vinh danh khi mới 32 tuổi, vì đã khám phá ra insulin. Người cao tuổi nhất là Peyton Rous cho công trình phát hiện virus gây khối u. Ông được xướng tên năm 1966, ở tuổi 87.

Thục Linh(Theo Stat, AFP, Science, New Scientist)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap