Chiến dịch "vất vả",ànhlạivỉahèchongườiđibộởHàNộiđangbắtcócbỏđĩmanhwa 18 kết quả chưa bền
Theo ghi nhận của Thanh Niên, tình trạng người dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán ở nhiều tuyến phố Hà Nội bắt đầu tái diễn và nhức nhối hơn khi đêm về.
Khảo sát của Thanh Niêntrong khoảng 20 - 22 giờ ngày 26.7 cho thấy, một nửa vỉa hè trước cửa những quán bia ở nút giao Tây Sơn - Thái Thịnh (P.Ngã Tư Sở, Q.Đống Đa, Hà Nội) bị chiếm dụng để phục vụ "thượng đế". Theo số liệu do chính quyền sở tại cung cấp, từ tháng 12.2022 đến nay, những quán bia này bị xử phạt tổng cộng 16 lần với tổng số tiền hơn 12 triệu đồng. Tuy nhiên, chủ quán bia vẫn thường xuyên lấn chiếm vỉa hè khi vắng bóng lực lượng chức năng.
Vẫn trong tối 26.7, tại nút giao Vũ Trọng Phụng - Nguyễn Trãi (P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, Hà Nội), khu vực vỉa hè cũng được chủ quán bia tận dụng tối đa để thực khách ăn nhậu, đẩy người dân đi bộ dưới lòng đường.
Tình trạng hàng quán chiếm dụng vỉa hè cũng thường xuyên diễn ra trong nhiều tháng nay tại nút giao Mạc Thái Tông - Nghiêm Quốc Trị (P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội).
Còn tại phố Nguyễn Quý Đức (Q.Thanh Xuân, Hà Nội), sau hơn 4 tháng bị Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội "bêu tên" vì có nhiều vi phạm trật tự đô thị thì hiện tại, nhiều đoạn vỉa hè của tuyến phố Nguyễn Quý Đức thậm chí còn bị người dân chiếm dụng để kinh doanh cả ngày lẫn đêm.
Báo cáo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội thể hiện, trong công tác trật tự đô thị, lực lượng chức năng đã lập biên bản, xử lý 32.181 trường hợp vi phạm, phạt thành tiền trên 17,7 tỉ đồng. Vi phạm chủ yếu là chiếm dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng hóa. Một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý thấp, chưa tương xứng với tình hình vi phạm như trên địa bàn Q.Thanh Xuân (547 trường hợp), Q.Hà Đông (795 trường hợp).
Thấy công an phường, người bán hàng dọn sạch vỉa hè Hà Nội trong tích tắc
Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội nhận định tình hình trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Về cơ bản, tình trạng chiếm dụng lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện được kéo giảm, không còn ngang nhiên vi phạm như thời điểm sau dịch Covid-19. Tuy nhiên, kết quả chưa tương xứng với yêu cầu đề ra, chưa bền vững. Nhiều điểm đã xử lý nhưng không duy trì được dẫn đến tái lấn chiếm.
Đề cập đến vấn đề trật tự đô thị tại buổi làm việc với Quận ủy Hà Đông (Hà Nội) vào ngày 26.7, một lãnh đạo Thành ủy Hà Nội bày tỏ, thời gian vừa qua, thành phố thực hiện chiến dịch lấy lại lòng đường, vỉa hè "vất vả quá". "Bộ mặt" đô thị còn rất nhiều vấn đề nên phải nghĩ, phải làm một cách căn cơ, bài bản.
"Quyết liệt của chính quyền chỉ dừng ở mức độ nào đó"
Lý giải về nguyên nhân khiến kết quả chưa tương xứng với yêu cầu đề ra, Ban Chỉ đạo 197 TP.Hà Nội nhấn mạnh do sự thiếu quyết liệt, đôn đốc của một số trưởng ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã. Đặc biệt, một số sở, ngành không thực hiện các nhiệm vụ được nêu, chậm thực hiện nhiều tháng, trong đó có sở GTVT, sở VHTT, sở công thương.
Ngoài ra, các địa phương đều chưa có phương án bố trí, sắp xếp một cách phù hợp cho các hộ kinh doanh trên hè phố để đảm bảo hài hòa giữa giữ gìn trật tự, văn minh đô thị với việc mưu sinh của người dân; lực lượng chức năng mỏng, chưa đảm bảo nhân lực để tổ chức tuần tra khép kín, nhắc nhở người dân thường xuyên, liên tục...
Chia sẻ cảm nhận cá nhân về một vài cung đường thường xuyên di chuyển mỗi ngày trong thời gian vừa qua, TS Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông công cộng, cho biết "không thấy có sự thay đổi gì lớn". TS Bình suy đoán nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng này là do sự quyết liệt, bền bỉ của chính quyền địa phương chỉ dừng lại ở mức độ nào đó, chưa thay đổi được hành vi của người dân.
Nhìn nhận về chiến dịch lấy lại vỉa hè cho người đi bộ sau gần 5 tháng triển khai, bà Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, đại biểu Quốc hội khóa XIII, cho rằng đã có sự chuyển biến trong việc lập lại trật tự đô thị ở một số nơi, một vài quận trên địa bàn thành phố. Vỉa hè đã có phần thông thoáng hơn, không còn tình trạng lấn chiếm như xưa. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn của lãnh đạo thành phố, của nhân dân thủ đô; tức là vẫn có tuyến phố có lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, người dân không còn chỗ để đi bộ.
"Tại sao cùng ở Hà Nội, có nơi làm được, có nơi không làm được? Nơi không làm được chắc chắn là do không quản lý chặt chẽ, không quyết liệt đến nơi đến chốn. Còn đối với người dân, cứ tuyên truyền kết hợp với xử phạt thì chắc chắn người dân sẽ chấp hành", bà An nhận định.
Trước đó, tại buổi họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm của Bộ Công an, thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội, cho biết thời gian tới, thành phố vẫn quyết liệt trong công tác lập lại trật tự đô thị. Tuy nhiên, việc lập lại trật tự đô thị cần có sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng.
Muôn kiểu vi phạm trên tuyến phố đang thí điểm cho thuê vỉa hè
"Việc này (cơ sở hạ tầng - PV) đang hạn chế và là một trong những bất cập. Chúng tôi đang kiến nghị thành phố để làm sao giải quyết căn cơ, phải là từ cơ sở hạ tầng", ông Tùng nói, và cho biết, nếu cứ ra quân xử lý rồi cuối cùng lại tái xử lý, "bắt cóc bỏ đĩa" thì không thể giải quyết được.