Các nhà đầu tư đã trông chờ nhiều vào nội dung cuộc họp đầu tuần của Ngân hàng Nhà nước,ổphiếubấtđộngsảnimlìmsauphiênhọptháogỡkhókhănchodoanhnghiệsamsung j7 pro Bộ Xây dựng với các doanh nghiệp bất động sản. Thế nhưng, sau cuộc họp, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn giao dịch cầm chừng và sự phân hóa diễn ra mạnh khi nhiều nhà đầu tư cho rằng kết quả không như mong đợi.
Các cổ phiếu bất động sản với nhiều mã lớn như NVL, PDR, NLG, KBC, SZL, VHM, VRE... sáng 14.11 cũng giao dịch trong sắc xanh. Tuy nhiên, mức giá của các cổ phiếu này chỉ tăng nhẹ. Trong khi đó, "ông lớn" là VIC kết thúc buổi sáng vẫn ở mức tham chiếu 44.800 đồng và nhiều mã khác cũng trong tình trạng tương tự như VRG, KDH, ITA, KOS... Ngược lại, vẫn có nhiều cổ phiếu bất động sản đang giao dịch trong sắc đỏ như BCM, DXG, NVT, SJS, SSH, TIX...
Nhìn chung, sự phân hóa của nhóm cổ phiếu bất động sản đang diễn ra khá mạnh. Đồng thời, lượng giao dịch của nhóm cổ phiếu này cũng ở mức thấp như toàn thị trường nói chung. Đóng cửa thị trường, một số mã có thị giá cao như VHM, SZL, SJS, KBC đã quay đầu giảm hay như NVL lùi về tham chiếu.
Trong khi đó, nhiều cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán vẫn giữ được sắc xanh. Mã EIB của ngân hàng Eximbank vẫn duy trì giá trần lên 19.000 đồng và khớp lệnh gần 23,9 triệu đơn vị. Theo sau là SHB tăng 3,6% lên 11.450 đồng, MSB tăng 2,7% lên 13.500 đồng, LPB tăng 2,6% lên 15.700 đồng... Các mã khác trong nhóm như TPB, OCB, ACB, CTG, MBB, TCB, VPB, VIB tăng từ 0,9% đến 2,1%.
Đồng thời, số lượng blue-chips trong rổ VN30 tăng giá chiếm đa số đẩy chỉ số VN30-Index tăng 12,56 điểm, lên 1.119,28 điểm. Điều này cũng hỗ trợ VN-Index chốt phiên tăng 9,66 điểm lên 1.109,73 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng đóng cửa cộng thêm 1,32 điểm lên 227,43 điểm. Giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt hơn 19.401 tỉ đồng với hơn 963 triệu cổ phiếu trao tay, tăng nhẹ so với hôm qua.