Thỉnh thoảng tôi còn được nhận thêm một món quà nhỏ từ các cô "She has a great day today" (Con đã có một ngày rất vui).
Tôi không biết đó là món quà của cô dành cho tôi,ốnhọcsinhhạnhphúlich thi dau hom nay hay của con tôi đã dành cho cô, hay của con tôi dành tặng ba mình. Một ngày hạnh phúc ở trường của các con, phải chăng là món quà mà những cá nhân trong hệ sinh thái đó tặng cho nhau? Thầy cô, ba mẹ, bạn bè, và chính con nữa sẽ cùng chia sẻ món quà đó, nên sau này tôi vui vẻ đón nhận tin "she has a great day" mà không băn khoăn lắm đó là món quà ai dành tặng ai.
Là người làm trong ngành nghiên cứu và cũng tham gia giảng dạy, tôi đặc biệt quan tâm tìm câu trả lời cho "điều gì khiến học sinh hạnh phúc".
Câu trả lời của các bạn nhỏ, dẫu biết không nên phán xét đúng sai, vẫn làm tôi cảm thấy xấu hổ về "ý niệm" to tát của mình so với những mong chờ giản dị của các con:
Đó là cảm giác không bị "ép ăn". Sáng mẹ chuẩn bị cho con hộp "lunch box" nhỏ xinh không được phép cầu kì, không nên có những món tốn thời gian thưởng thức. Có hôm con mang về một hộp còn nguyên nên bị ba "tra khảo" tại sao. Lí do thì nhiều, nhưng trên tất cả là "con không muốn ăn, mà cô cũng không ép".
Là sự háo hức đến trường vì hôm trước cô hứa sẽ dạy hay làm điều gì đó thú vị - một thứ không quá to tát, chỉ chẳng hạn như "chúng ta sẽ cùng làm một tấm thiệp cho ngày của mẹ". Và các con được dành nguyên ngày để thiết kế tấm thiệp.
Hoặc thành tích "con đã tự viết được từ này mà không cần nhìn vô sách". Tôi thật sự rất khâm phục các cô có thể khiến học trò hứng khởi với việc học mà hoàn toàn không bằng áp lực nào, thay vào đó là sự tò mò kiến thức mới và niềm vui sau khi đắc thành nhiệm vụ.
Hay là những buổi lễ thực sự dành riêng cho các bạn. Tôi đã chứng kiến buổi sinh hoạt "tuần lễ đọc sách" và thực sự thấy lay động: thầy cô và học trò đóng kịch cùng nhau, ngôn ngữ đời thường, khán giả kích động vì thấy thầy cô hóa thành những vai xấu xí, la hét tưng bừng.
Tôi không biết các phụ huynh khác thế nào nhưng tôi luôn muốn con đọc sách nhiều hơn nữa. Tối hôm đó, không cần ba hối thúc, con tôi tự tìm lấy sách mà đọc.
Cứ thế, các bạn trẻ sao mà không "has a great day today" được.
Cô giáo hạnh phúc, học trò hạnh phúc, gia đình hạnh phúc và cuối cùng là trường học hạnh phúc. Cái nào đến trước cái nào đến sau, ai phải làm gì và làm thế nào... tất cả cũng nên vì mục đích tối thượng là hạnh phúc.
Việt Nam chúng ta, cũng như những quốc gia có cùng đặc điểm, vì nhiều lí do vẫn chưa có được hạnh phúc trọn vẹn ở mọi ngôi trường, mọi gia đình. Chuyện vĩ mô có thể cần nhiều thời gian. Từ góc độ vi mô, với mỗi cố gắng của từng cá nhân, tôi tin niềm hạnh phúc đó, sẽ có dần và tăng lên theo thời gian. Chủ trương xây dựng các trường học hạnh phúc của Bộ Giáo dục & Đào tạo từ năm 2018 và đã có những cuộc hội thảo diễn ra liên tục tại nhiều địa phương gần đây.
Mới đây, cuộc hội thảo về trường học hạnh phúc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm tìm kiếm giải pháp giảm áp lực trong nhà trường, loại bỏ bạo lực học đường, khơi thông giáo dục tích cực thu hút 500 nhà giáo, hầu hết là hiệu trưởng, đến từ 60 tỉnh, thành.
Hôm qua, tôi cũng vừa tham dự Tọa đàm Trường học Hạnh phúc - Happy Lof Schools tại Việt Nam do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGDVN) phối hợp với Quỹ Happy Lof Schools tổ chức, hướng đến mục tiêu hiện thực hóa "mô hình trường học mơ ước", tạo ra môi trường học tập mà ở đó mọi học sinh đều được trưởng dưỡng những giá trị tinh thần và hành vi tốt đẹp. Tại sự kiện, GS. TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện KHGDVN - cho biết rằng: "Trường học hạnh phúc là khái niệm hiện rất được các nhà giáo dục, quản lý, cha mẹ học sinh và cả cộng đồng ở Việt Nam quan tâm. Xây dựng một chương trình giáo dục hướng đến trường học hạnh phúc một cách khoa học, hiện đại, được chuẩn hóa phù hợp với xu thế các nước trên thế giới là vấn đề được ưu tiên".
Theo quan sát của tôi, những cuộc thảo luận nhằm tìm kiếm hạnh phúc cho trường học đã tập trung vào một số điểm quan trọng - đang làm nên sự khác biệt lớn giữa giáo dục Việt Nam và một số nền giáo dục tiên tiến khác; trong đó có giảm áp lực điểm số, thứ hạng, thành tích; và đề cao sự tôn trọng cá tính, năng lực, phẩm chất riêng của cá nhân học sinh.
Và tôi, một công dân xa xứ nhưng lúc nào cũng lưu tâm về tình hình giáo dục Việt Nam, luôn mong một ngày không xa, các con sẽ được đón về mỗi buổi chiều, với lời nhắn "con hôm nay đã rất vui" từ các thầy cô.
Niềm mong ước đó, tôi tin là khả thi mặc dù không phải là điều dễ dàng.
Trần Hùng Thiện