Tradingview

Thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa gửi Quốc hội báo cáo thực hiện một nổ hũ

【nổ hũ】Vì sao nhà ở xã hội chưa phát triển mạnh?

Thừa ủy quyền Thủ tướng,ìsaonhàởxãhộichưapháttriểnmạnổ hũ Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị vừa gửi Quốc hội báo cáo thực hiện một số nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Chính phủ cho biết, 41 dự án nhà ở xã hội tại các đô thị, với khoảng 19.516 căn được xây dựng trong hơn hai năm, 294 dự án, với quy mô 288.499 căn (trong đó có 105 dự án được cấp phép xây dựng mới, với quy mô xây dựng khoảng 85.662 căn) đang được triển khai.

Riêng nửa đầu năm nay, 9 dự án được khởi công, sẽ cung ứng cho thị trường hơn 18.700 căn nhà khi hoàn thành. Các dự án nhà ở (xã hội, nhà cho công nhân) được đầu tư chủ yếu tại Hải Phòng, Hà Nội, Lâm Đồng, Bình Định và Bắc Giang. Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách, khoảng 15.000 người thuộc đối tượng vay, thuê mua nhà ở xã hội, công nhân được giải ngân vay vốn, với tổng số tiền 6.200 tỷ đồng.

Một dự án nhà ở xã hội tại Bình Dương, tháng 8/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Một dự án nhà ở xã hội tại Bình Dương, tháng 8/2023. Ảnh: Quỳnh Trần

Tuy vậy, Chính phủ nêu loạt khó khăn khiến phân khúc nhà ở xã hội chưa phát triển mạnh, trong khi nhu cầu của người dân, lao động rất lớn. Trước tiên là thủ tục đầu tư xây dựng, mua - bán nhà ở xã hội còn phức tạp và kéo dài.

Ngoài ra, giá bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn của doanh nghiệp, phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định trước khi bán, cho thuê. Việc này làm kéo dài thời gian, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đủ hấp dẫn, có nội dung chưa thực chất nên không thu hút, khuyến khích chủ đầu tư.

Khó khăn nữa, theo quy định hiện nay, các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng. Song thực tế, nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này, dẫn tới lãng phí; chủ đầu tư không được bán nên không thể thu hồi vốn.

Thêm nữa, Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trong khi họ có nhu cầu thuê cho người lao động ở.

Về vốn, ngân sách chưa bố trí đủ vốn ưu đãi để thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Nguồn vốn cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng được chỉ định cho vay nhà ở xã hội (theo Nghị định 100/2015) đến nay vẫn chưa được bố trí.

Lý do khác được Chính phủ nêu, rất ít địa phương bố trí các quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội. Thủ tục hành chính rườm rà, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thực tế này dẫn đến thời gian chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng, giao đất, phê duyệt quy hoạch kéo dài.

Giải quyết thực trạng thiếu nhà ở xã hội, Chính phủ cho biết sẽ hoàn thiện tiếp thể chế, chính sách, như bổ sung cơ chế cho nhóm đối tượng thu nhập thấp được mua nhà ở xã hội; quy hoạch, dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; chọn chủ đầu tư dự án.

Các địa phương rà soát, bổ sung quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân; dành quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội.

Nhu cầu về nhà ở xã hội tại các đô thị như Hà Nội, TP HCM rất lớn. Trung tuần tháng 4, người dân xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong khi đó, điều kiện mua được cho không hợp lý, ví dụ quy định "chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình" sẽ khiến lao động có nhà ở quê muốn lập nghiệp ở các đô thị gặp khó khăn.

Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy, nửa đầu năm nay cả nước toàn quốc đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị với 157.000 căn; đang triển khai 418 dự án quy mô 432.000 căn. Chính phủ đặt mục tiêu đến 2030 có ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội, trong đó đến năm 2025 hoàn thành 428.000 căn; tổng vốn dự kiến là 849.000 tỷ đồng, chủ yếu bằng vốn xã hội hóa.

Anh Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap