Nhiều câu hỏi phỏng vấn làm... bất ngờ
Trương Thị Bảo Nhi (28 tuổi),ặpcâuhỏikhónhằnkhiphỏngvấntìmviệcbạntrẻứngxử789club đang làm chăm sóc khách hàng của một hãng hàng không có trụ sở ở Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết trong hơn 10 năm làm việc, chuyển qua nhiều công ty thì cũng có 2 lần phỏng vấn đáng nhớ. Lần đầu khi phỏng vấn vào vị trí lễ tân khách sạn, Nhi được hỏi nhiều về thông tin cá nhân, kỹ năng, kinh nghiệm, tiếng Anh... Tuy nhiên, sau màn trao đổi có vẻ thông suốt thì Nhi nhận được câu hỏi khá bất ngờ từ người quản lý khách sạn.
“Họ hỏi các sai lầm trong công việc thường mắc phải trước đây của tôi là gì. Câu hỏi này làm tôi khá bất ngờ và im lặng thật lâu. Trước khi trả lời tôi cũng khá phân vân liệu có nên trình bày lại sai lầm của mình hay không, vì sợ nói ra sẽ bị loại ngay tức khắc”, Bảo Nhi kể.
Đến lần phỏng vấn thứ hai ở một hãng hàng không, Nhi vẫn tưởng đã có kinh nghiệm thì lại nhận câu hỏi đánh đố khó nhằn khác: “Bây giờ nhìn 3 chị này (tức 3 người tuyển dụng phỏng vấn) thì em muốn làm việc với ai. Thật sự lúc này tôi không biết phải trả lời làm sao vì tôi chưa biết 3 chị đang phỏng vấn mình là ai, làm ở vị trí nào, có đúng với chuyên môn tôi đang ứng tuyển hay không”.
Với Võ Lê Yến Trân (22 tuổi), đang làm việc tại Tập đoàn Walt Disney ở Singapore, cũng cho biết với các công ty đa quốc gia, khi đi phỏng vấn bạn trẻ thường nhận được nhiều câu hỏi không liên quan gì đến công việc. Ngoài những trao đổi cơ bản thì đến vòng phỏng vấn thứ 2, người tuyển dụng lại muốn xem phong cách của ứng viên.
Do đó, Trân đã rất run trong suốt quá trình phỏng vấn vì ngoài những trao đổi về kỹ năng thì đến cuối buổi lại nhận được câu hỏi: “Bạn đã làm rất tốt công việc rồi, nhưng lúc rảnh rỗi bạn thường làm gì và sở thích nào khác ngoài công việc này không. Ở câu hỏi này tôi đã khá lúng túng vì không nghĩ nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến sở thích cá nhân”.
Sau này, khi đã nhận việc, Trân hỏi lại người quản lý mục đích của câu hỏi trên và được giải đáp rằng các tập đoàn lớn có rất nhiều người giỏi nộp đơn, nên ngoài năng lực, họ cần nhìn khía cạnh sở thích xem ứng viên đó có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Điều này giúp Trân hiểu ra rằng không nên quá rập khuôn các câu hỏi phỏng vấn, luôn cởi mở, nhất là những câu hỏi xoay quanh về tính cách, sở thích, phong cách làm việc.
Câu hỏi "đánh đố" là điều tất yếu phải có
Ông Nguyễn Bình Nam, Giám đốc điều hành Công ty Opla CRM, cho biết việc các nhà tuyển dụng thường có những câu hỏi khó và "đánh đố" ứng viên bằng nhiều cách không liên quan đến chuyên môn, công việc vẫn thường xảy ra và hết sức bình thường trong các cuộc phỏng vấn. Tùy theo ngữ cảnh người tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi thuộc nhóm “không liên quan đến chuyên môn công việc”. Đó là cách để người tuyển dụng đánh giá và biết ít nhiều về hoàn cảnh, tính cách, tâm lý của ứng viên, đồng thời có những tính toán về sự hòa nhập với đội ngũ hiện tại, cũng như văn hóa doanh nghiệp.
“Là người trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng, tôi hay hỏi các bạn trẻ sau giờ làm việc thường làm gì. Câu hỏi nghe có vẻ đơn giản, nhưng phần trả lời này giúp tôi phân hóa ứng viên rất hiệu quả. Nếu những ứng viên trả lời chỉ ở nhà nghỉ ngơi, xem phim, nghe nhạc... thì chắc chắn mục tiêu và cuộc sống sẽ khác với những bạn bảo rằng đi học thêm cái này, cái kia, hoặc tham gia hoạt động, dự án cộng đồng...”, ông Nam cho biết.
Qua nhiều năm tuyển dụng, ông Nam nhận thấy từ các thế hệ như 8X, 9X và hiện nay là gen Z thì cách áp dụng những câu hỏi "đánh đố" trong phỏng vấn vẫn không thay đổi.
“Mọi người thường nói các thế hệ này có quá nhiều sự khác biệt, thậm chí ám chỉ gen Z giỏi nhưng lười và đòi hỏi nhiều hơn, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Không có nhiều sự khác biệt về cách ứng xử với các câu hỏi khó hay "đánh đố" giữa các thế hệ 9X cách đây 10 năm với gen Z hiện nay. Tuy nhiên, nếu đứng ở góc nhìn so sánh thì rõ ràng thế hệ trước sẽ trả lời thể hiện quan điểm và mục tiêu cuộc sống rõ ràng hơn, trong khi đó gen Z còn mơ hồ và rất ít bạn xác định được hướng trả lời phỏng vấn cho mình”, ông Nam nhận xét.
Ông Nam cũng cho rằng tùy vào vị trí ứng tuyển mà người tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau. “Ví dụ, một bạn trẻ ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, thì phải làm bài tập về sản phẩm, cách bán hàng của công ty đang ứng tuyển; đặt vị trí là người kinh doanh để đề xuất phương án cải tiến. Ngược lại, ứng tuyển vào vị trí kỹ sư, thì có thể người tuyển dụng sẽ đưa ra ví dụ tưởng tượng nếu trở thành kỹ sư của công ty, bạn sẽ làm gì…”, ông Nam ví dụ về các tình huống trong phỏng vấn.
Ông Nam cho rằng bạn trẻ cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi vào phỏng vấn, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao thái độ nghiêm túc và có đầu tư, từ đó sẽ có một điểm cộng so với các đối thủ khác và tăng cao khả năng tìm được việc làm.