Sự kiện này diễn ra tại khóa họp mạng lưới chuyên viên ozone khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương năm 2011 được tổ chức tại TP.HCM,ầntriệuUSDđểloạitrừHCFCgâysuygiảmtầkim tuyến do Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên - Môi trường) phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc chủ trì.
VN đã phê chuẩn tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1.1994, đến nay đã loại bỏ hoàn toàn sử dụng 500 tấn chất CFC hằng năm (CFC là chất làm lạnh, gây suy giảm tầng ozone) và từ năm 2010 đã bắt đầu triển khai loại trừ các chất HCFC (gồm chất HCFC-22 dùng trong máy điều hòa không khí và các hệ thống đông lạnh của kho lạnh thủy hải sản; chất HCFC-141b dùng trong sản xuất xốp). Năm 2010, VN nhập khẩu và sử dụng gần 3.700 tấn HCFC và theo quy định của Nghị định thư, đến năm 2015 VN phải loại trừ sử dụng 10% lượng nhập khẩu nêu trên. Theo đánh giá, để loại trừ hoàn toàn 3.700 tấn HCFC, VN cần trên 30 triệu USD trong vòng 20 năm tới. Để giúp VN loại trừ HCFC, Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal đã phê duyệt cho VN dự án Kế hoạch quốc gia quản lý loại trừ HCFC giai đoạn 1, với tổng kinh phí hỗ trợ không hoàn lại gần 10 triệu USD, thực hiện từ năm 2012-2016. Giai đoạn 2 sẽ được trình Ban Chấp hành Quỹ Đa phương vào năm 2015.
Nguồn tài chính này sẽ được cung cấp cho 12 doanh nghiệp sản xuất xốp trên cả nước (9 doanh nghiệp tại TP.HCM, 2 tại Hà Nội và 1 tại miền Trung) có sử dụng HCFC-141b để thay thế toàn bộ công nghệ và dây chuyền sản xuất sang sử dụng các chất an toàn cho tầng ozone theo nguyên tắc chuyển giao công nghệ có công suất tương đương và tiêu hủy toàn bộ công nghệ, thiết bị cũ sau khi chuyển đổi. Đồng thời, nguồn kinh phí này cũng hỗ trợ một phần cho việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng lượng trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí đồng thời thiết lập kế hoạch giảm sử dụng HCFC-22 và thiết bị làm lạnh chứa HCFC-22 trong các kho lạnh của ngành thủy hải sản.
M.Vọng