Phát biểu khai mạc,ủtướngTìmlờigiảichobàitoáncủadulịchViệtrực tiếp đá gà Thủ tướng nhấn mạnh du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn theo Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị. Đây cũng là hội nghị chuyên đề về phát triển du lịch thứ 2 được tổ chức trong năm nay.
Du lịch Việt Nam trong 10 tháng qua có khởi sắc hơn, đến hết tháng 10.2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt.
Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Khách du lịch nội địa, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022, đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.
Theo Thủ tướng, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị; hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa.
Để giải những bài toán ngắn hạn và dài hạn cho ngành du lịch, người đứng đầu Chính phủ đề nghị tìm ra những câu trả lời cho một số vấn đề trọng tâm để ngành du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững:
Một là, nhận diện thời cơ và thách thức của du lịch Việt Nam.
Hai là, chia sẻ kinh nghiệm thành công của Việt Nam, của của các nước trên thế giới, những cách làm hay, bài học quý.
Ba là, các hiệp hội, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia và từng bộ, ngành, địa phương cùng nhau trao đổi, đề xuất giải pháp đột phá, cụ thể, khả thi để tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức, tận dụng thời cơ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững.
Trong đó, tập trung nêu rõ những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng, thương hiệu, đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển, nâng cao năng lực quản trị của quốc gia, của từng địa phương và từng doanh nghiệp phù hợp với điều kiện mới, công tác phối hợp của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong ngành du lịch và doanh nghiệp ngoài ngành du lịch...
Vì sao khách quốc tế phục hồi chậm?
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng đã báo cáo đánh giá về thực trạng hoạt động du lịch thời gian qua; định hướng và các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững.
Lý giải cho việc lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn thấp, theo Bộ trưởng Hùng, một số thị trường trọng điểm truyền thống mở cửa từng bước, chưa lấy lại tốc độ tăng trưởng như trước đại dịch. Xu hướng khách du lịch lựa chọn các điểm đến gần thay vì lựa chọn điểm đến có khoảng cách xa của một số thị trường trọng điểm của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc chậm kết nối, chậm khôi phục tần suất các đường bay quốc tế như trước dịch Covid-19. Các yếu tố tác động khác như: lạm phát, tỉ giá tăng, xung đột chính trị, hầu bao cho du lịch của du khách sụt giảm... đã ảnh hưởng lớn đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời gian qua.
Bộ VH-TT-DL đề xuất nghiên cứu đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm.
Đồng thời, mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu...
Xem xét, thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt nhân sự tại chỗ cho khách du lịch quốc tế. Thí điểm cấp thị thực dài hạn (3 năm, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu.
Tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình xin cấp thị thực điện tử, đảm bảo giao diện trang web đơn giản, dễ thao tác, hiển thị thông báo cụ thể về thời gian trả kết quả thị thực.
Xúc tiến mở các đường bay mới và tăng tần suất các chuyến bay thẳng hiện có giữa các địa bàn trọng điểm du lịch của Việt Nam và các thành phố cấp 1, cấp 2 của các thị trường khách du lịch mục tiêu. Thúc đẩy hợp tác giữa ngành hàng không và ngành du lịch theo tinh thần "lợi ích thì hài hòa, khó khăn thì chia sẻ", mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên liên quan (về vấn đề giá vé máy bay).
Ngành văn hóa cũng đề nghị xem xét, giảm lãi suất ngân hàng cho các khoản vay của doanh nghiệp du lịch theo nguyên tắc lãi suất cho vay không cao quá 3% so với lãi suất gửi. Nới lỏng quy định cho vay của các ngân hàng thương mại cho các khoản vay vốn lưu động. Gia hạn các khoản vay bị tác động trực tiếp bởi đại dịch Covid-19...