Tradingview

Vài giây là có đáp ánTrên nền tảng T ti le cuoc da banh

【ti le cuoc da banh】Học sinh dùng ứng dụng giải bài tập: 'Con dao 2 lưỡi'

Vài giây là có đáp án

Trên nền tảng TikTok,ọcsinhdùngứngdụnggiảibàitậpCondaolưỡti le cuoc da banh một số bạn trẻ làm nội dung đăng tải nhiều video giới thiệu rất chi tiết cách sử dụng hàng loạt app được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giải bài tập nhiều môn học.

Trong clip “1 cái app mà giáo viên không muốn cho bạn biết”, một TikToker quay lại cảnh sử dụng ứng dụng giải đề trắc nghiệm môn tiếng Anh. Người dùng chỉ cần dùng điện thoại chụp ảnh phần câu hỏi là app sẽ nhanh chóng đưa ra đáp án.

Một học sinh lớp 12 dùng app giải bài tập

Phúc Duy

Không chỉ môn tiếng Anh, các app có thể giải bài tập những môn học khác như toán, vật lý và hóa học, cả hình thức trắc nghiệm lẫn tự luận của nhiều cấp lớp. Các app có thể đưa ra câu trả lời nhanh chóng trong vài giây là nhờ vào AI được “huấn luyện” chuyển hình ảnh thành text (văn bản) rồi tự động tìm đáp án phù hợp, theo anh Đoàn Anh Quân, chuyên viên của Công ty công nghệ giáo dục Manabie Việt Nam (TP.HCM).

Hiện nhiều học sinh (HS) trung học truyền tai nhau về việc sử dụng các app tự động làm bài tập như Qanda, Solvee và Dicamon... “Trong lớp của em, 10 bạn thì có 9 bạn cài đặt những ứng dụng này trong điện thoại”, Nguyễn Văn An, HS lớp 12 Trường THPT Thăng Long (Q.Gò Vấp, TP.HCM), chia sẻ.

An nhận xét các app giải bài tập khá chính xác, giúp em tìm ra đáp án cho những bài tập hóc búa của môn vật lý và hóa học. Nam sinh này xem đây là công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả khi làm bài tập về nhà mà không thể hỏi giáo viên. Tuy nhiên, An cho rằng một số bạn học xem app là công cụ giúp giải quyết “nhanh gọn lẹ” nhiều bài tập về nhà.

Trong khi đó, Quách Ngọc Anh Thư, HS lớp 11 Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết từng thử dùng các app giải bài tập nhưng cảm thấy chúng không có lợi ích gì nhiều.

Nữ sinh này nhận thấy các bạn có thể dùng app để làm nhanh bài tập về nhà hay bài kiểm tra trực tuyến mà không cần suy nghĩ nhưng không phải đáp án nào cũng chính xác. Điều này dấy lên mối lo ngại HS lạm dụng app nhằm đối phó, không cố gắng tư duy, vận dụng kiến thức trên lớp để làm bài tập.

Sách hay app giải bài tập không phải là điều nên tránh mà quan trọng là cách học sinh sử dụng chúng trong lúc học tập

Thầy Nguyễn Thanh Long, giáo viên dạy môn hóa học tại Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12, TP.HCM)

Không thể cấm nếu dùng đúng mục đích

Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Vũ Thị Hồng Hạnh, giáo viên dạy toán tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM, cho biết những app kể trên sẽ giúp HS tìm lời giải các bài toán nhanh chóng và đây cũng có thể được xem là một hình thức trao đổi học tập khá hữu ích.

Cô Hạnh cho biết: “App giải bài tập là con dao hai lưỡi. HS thường xuyên sử dụng sẽ chủ quan, ỷ lại vào app, có thể dẫn tới tình trạng lười suy nghĩ, lười tư duy, kéo theo hiện tượng nhầm tưởng mình giải được bài. Khi đó, HS chỉ là đang chép lời giải chứ không phải thực sự giải được một bài toán”, cô Hạnh lưu ý.

Cô Hạnh đưa ra lời khuyên: “Nếu HS sử dụng app để tìm lời giải thì cần đọc kỹ và tìm hiểu xem mình có thật sự hiểu lời giải đó hay không. Nếu chưa hiểu, các em phải nói thật với giáo viên hay bạn bè là mình có tìm được lời giải nhưng chưa hiểu để có được sự giải đáp. HS cũng cần dành thời gian suy nghĩ các bài toán thật thấu đáo, không nên quá ỷ lại vào app, sẽ mất đi khả năng tự tư duy của bản thân”.

Còn thầy Nguyễn Thanh Long, giáo viên dạy môn hóa học tại Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ (Q.12, TP.HCM), cho rằng các ứng dụng cũng giống như sách giải bài tập, chỉ khác ở chỗ công nghệ AI giúp HS tìm ra đáp án nhanh hơn.

“Sách hay app giải bài tập không phải là điều nên tránh mà quan trọng là cách HS sử dụng chúng trong lúc học tập. Các em vẫn có thể dùng app để tham khảo đáp án, nhưng phải cố gắng phân tích và tìm hiểu xem tại sao có đáp án như vậy để từ đó nắm vững kiến thức hơn. Công nghệ hay sách giải bài tập sẽ mang đến lợi ích với điều kiện HS biết sử dụng đúng cách, chứ không phải dùng để đối phó”, thầy Long lưu ý.

Theo thầy Long, hệ lụy của việc lạm dụng app là HS không chịu khó, thậm chí không biết vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. Các giáo viên không ủng hộ hoàn toàn nhưng nếu HS dùng app đúng cách để tham khảo thì cũng không nên cấm cản.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap