Khi nói về khởi nghiệp,Đầutưacemuc người ta thường liên tưởng đến cụm từ có liên quan "gọi vốn" hoặc đơn giản là "đầu tư."
Bản thân tôi đã từng khởi nghiệp thất bại vài ba lần, luôn thấu hiểu được rằng nguồn vốn ban đầu để gầy dựng sự nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu như nhà đầu tư mất tiền thì những người khởi nghiệp phải mất rất nhiều thứ khác như chi phí cơ hội, vượt không biết bao rào cản về gia đình, bạn bè.
Khi gọi vốn cho dự án khởi nghiệp, tôi tiếp xúc với nhiều nhà đầu tư khác nhau. Tôi thấy những nhà khởi nghiệp cần sự chia sẻ, cần đồng hành, đồng cảm, động lực từ các nhà đầu tư chứ không chỉ nhìn vào túi tiền. Nhưng ít ai hiểu được điều đó.
Nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lợi nhuận mang lại từ thương vụ này càng sớm càng tốt. Từ lối suy nghĩ này dẫn đến tư duy, hành động như kiểu cho vay thông thường. Nhà đầu tư đưa cho cục tiền, theo thỏa thuận phải trả lại bao nhiêu, tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu, thời hạn là bao lâu rồi chỉ theo dõi, quản lý mà thôi, việc còn lại để cho người chủ doanh nghiệp đó vận hành.
Điều này nhìn chung bản chất có khác gì là cho vay đâu? Chỉ là hình thức khác mà thôi. Nhưng với bản thân tôi khi kêu gọi bất kỳ nhà đầu tư nào luôn ở giữ tâm thế rằng tôi đi tìm người đồng hành cùng phát triển chứ không đi tìm người để vay tiền. Vì thế mà tôi luôn đặt câu hỏi đầu tiên khi trao đổi với họ chính là: "Mục đích chính và đầu tiên mà ông hay bà khi quyết định đầu tư vào dự án của tôi là gì?".
Nếu như họ trả lời là lợi nhuận đầu tiên thì buổi kêu gọi đầu tư đó coi như dừng lại tại đó. Cái mà tôi cần họ trả lời đầu tiên chính là sự đồng hành.
Tôi hiểu rằng, không một nhà đầu tư nào khi nghe được ý này mà sẽ không bức xúc vì họ đều sợ mất tiền. Nhưng còn chúng tôi, những nhà khởi nghiệp, cũng lo mất đứa con tinh thần, một sự nghiệp khi mà tâm lý nhà đầu tư nào cũng muốn lợi nhuận bằng việc nghĩ sẽ thâu tóm thông qua là số cổ phần.
Nếu như thế, tôi thà chọn con đường đi vay khác hơn là kêu gọi đầu tư, bởi vì khi kêu gọi đầu tư nhà khởi nghiệp không chỉ mắc nợ mà còn mất luôn cả cổ phần, trong khi đó đi vay khác thì cũng là mắc nợ, có điều lãi suất sẽ chênh lệch nhưng không hề bị thâu tóm hay kiểm soát trong doanh nghiệp.
Tôi luôn tự nhủ rằng, hãy luôn tỉnh táo lựa chọn nhà đầu tư chứ đừng để họ lựa chọn mình bởi rằng hai tâm thế nó khác nhau nhiều lắm.
Tấn Lộc
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.