Cần đảm bảo quyền riêng tư
TheĐịnhdanhbấtđộngsảnđểminhbạchthịtrườty lê ca cượco đó, Bộ Công an dự kiến định danh số nhà và căn hộ chung cư để xác định mỗi người đang sở hữu bao nhiêu bất động sản (BĐS). C06 sẽ định danh các BĐS của từng người, từ đó giúp minh bạch được chủ tài sản có bao nhiêu BĐS (địa chỉ nhà ở, số căn hộ), tạo ra mạng lưới định danh BĐS gắn với mỗi công dân, để cho những đơn vị trung gian khác khai thác, sử dụng.
Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhận xét thị trường BĐS chưa minh bạch do cơ sở dữ liệu lớn quốc gia (big data) chưa được xây dựng đầy đủ và dữ liệu chưa được liên thông giữa các ngành. Dữ liệu này muốn thực hiện được phải hoàn thiện Đề án 06 (xây dựng dữ liệu lớn quốc gia) mà Bộ Công an đang làm. Trong Đề án 06, thông tin về thị trường BĐS chỉ là một phần. Đề án này nằm trong định hướng chung của Chính phủ nhằm đảm bảo có các cơ sở dữ liệu của một cá nhân trên tất cả các lĩnh vực. Khi tích hợp tất cả thông tin cá nhân vào Đề án 06 thì mỗi cá nhân chỉ có một mã số định danh cá nhân. Nếu như trước đây mỗi cá nhân dùng nhiều loại giấy tờ để có thể mua nhiều BĐS ở các nơi, không ai biết, thì nay quy về một "đầu mối".
Theo ông Châu, khi đó, chỉ cần tra cứu mã số định danh cá nhân, tất cả tài sản đều hiện lên, bao gồm cả việc cá nhân đó sở hữu bao nhiêu BĐS, nhà nào đang ở, đang cho thuê hay đang bỏ hoang. Như vậy, ngành thuế sẽ kiểm soát bằng cơ sở dữ liệu big data để đánh thuế từng loại BĐS. Điều này nhằm minh bạch thị trường và giúp nhà nước quản lý hiệu quả.
Ông Châu cho rằng việc ký kết giữa Bộ Công an với Tổng công ty Bưu điện VN chỉ là một phần, là bước khởi đầu. Khi đã có big data, mọi giao dịch về BĐS của người dân nhà nước sẽ nắm rõ. Điều này cũng góp phần hạn chế rửa tiền, tham nhũng. "Khi nâng cao quản lý của nhà nước nhưng đảm bảo quyền riêng tư của người dân thì sẽ không để các thông tin cá nhân bị mua bán, lọt ra ngoài để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo", ông Châu nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Dũng, nguyên giảng viên ngành BĐS của Trường Đại học Tài chính - Marketing, cho rằng đề án này nếu thực hiện thành công sẽ giúp minh bạch hóa thị trường BĐS. Đặc biệt là chống thất thu thuế, hạn chế tham nhũng thông qua số lượng, nguồn gốc tài sản BĐS của mỗi cá nhân. Sau này có thể sử dụng công cụ thuế BĐS thứ 2 để điều tiết lại thị trường BĐS hạn chế đầu cơ, sốt giá và lãng phí tài nguyên đất đai như hiện nay… Cá nhân người mua bán BĐS có thể tiếp cận truy xuất thông tin nguồn gốc BĐS dễ dàng chính xác để hạn chế các rủi ro khi giao dịch…
Tuy nhiên, theo ông Dũng, để làm được điều này, đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, sự quyết tâm và thời gian. Đặc biệt là trong quá trình làm cần tránh phiền hà cho người dân khi khai báo, cung cấp hồ sơ và phải đảm bảo được yếu tố bảo mật thông tin. Quan trọng vẫn là sự đồng nhất và đồng bộ về mặt dữ liệu trên phạm vi cả nước và cơ quan chịu trách nhiệm chính về việc này là ai, cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành và Bộ Công an trong quá trình tạo lập dữ liệu, khai báo và quản lý sử dụng dữ liệu sau này.
Hướng tới định danh số nhà, căn hộ chung cư
Bài học từ Singapore
Theo luật sư Trần Mạnh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM), Bộ TN-MT và Bộ Xây dựng là hai cơ quan quản lý nhà nước chủ trì việc xây dựng dữ liệu về số nhà, nhà ở, mục tiêu là đánh số cụ thể đến từng ngôi nhà, từng căn hộ hay thửa đất theo quy luật thống nhất. Từ quy luật đó, Bộ Công an thu thập cơ sở dữ liệu về số nhà, cộng với thông tin thu thập từ UBND các cấp, trên nguyên tắc chuẩn hóa số liệu để định danh BĐS.
Hiện mỗi BĐS đều có tọa độ vị trí, có số nhà, số thửa. Nên một cơ quan nào đó như Bộ TN-MT chỉ cần tổng hợp là có thể xây dựng thành bộ cơ sở dữ liệu quốc gia và mọi công dân đều có quyền tiếp cận ở mức độ nào đó.
Luật sư Trần Mạnh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM)"Thật ra chuyện này nên làm từ lâu để giúp minh bạch thị trường từ cá nhân đến tổ chức, sau này muốn đánh thuế căn nhà thứ 2 cũng dễ dàng. Hiện mỗi BĐS đều có tọa độ vị trí, có số nhà, số thửa. Nên một cơ quan nào đó như Bộ TN-MT chỉ cần tổng hợp là có thể xây dựng thành bộ cơ sở dữ liệu quốc gia và mọi công dân đều có quyền tiếp cận ở mức độ nào đó. Đây là căn cứ để xác định và phân hóa lại việc sở hữu nhà của người dân, góp phần tạo công bằng về nhà ở cho tất cả người dân, nên đánh thuế cá nhân sở hữu nhiều nhà đất, mục đích đầu cơ kinh doanh kiếm lời", luật sư Cường cho hay.
Trả lời Thanh Niêntừ Singapore, ông Nguyễn Tri Anh, một Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở đây, cho biết ở nước này mỗi cá nhân đều có tài khoản định danh. Số định danh này được lưu trên ứng dụng Singpass, giống ứng dụng VNeID của VN. Khi truy cập vào đây sẽ có đầy đủ thông tin cá nhân như: sở hữu bao nhiêu nhà, nhà ở đâu, giá trị giao dịch căn nhà bao nhiêu, mua lúc nào. Trên phần mềm này cũng biết rõ tình trạng hôn nhân, gia đình có bao nhiêu người con. Ứng dụng này cũng liên kết với một cơ sở dữ liệu của Chính phủ về quản lý nhà đất. Chính phủ và cá nhân đều có thể truy cập vào để kiểm tra chéo nhau. Khi mua hay thuê nhà, người dân có thể trả tiền để vào hệ thống đó xem lịch sử căn nhà trước khi quyết định mua. Chính vì mọi thông tin đều minh bạch, rõ ràng trên ứng dụng Singpass nên khi mua bán nhà, người dân không thể ra công chứng khai thấp để trốn thuế.
"Chính phủ cũng kiểm soát dòng tiền, thấy trong tài khoản có một khoản tiền lớn nào "nhảy" vào mà khả nghi, họ sẽ kiểm soát. Thậm chí khi mở tài khoản gửi tiền vào cũng phải kê khai tiền đó ở đâu ra, có hợp pháp không. Nên không có chuyện dùng tiền mặt để mua bán BĐS. Điều này giúp kiểm soát thị trường BĐS phát triển minh bạch, ổn định", ông Tri Anh chia sẻ.
Có nhiều giải pháp ?
Ở mộc góc nhìn khác, luật sư Nguyễn Đăng Tư, Công ty Luật TNHH TriLaw, bày tỏ sự lo lắng việc triển khai thủ tục định danh BĐS sẽ khó khăn và rất tốn kém bởi chủ sở hữu các BĐS thay đổi liên tục. Một BĐS có nhiều người cùng sở hữu như BĐS của vợ chồng, BĐS của hộ gia đình, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cũng có những BĐS đang trong tình trạng tranh chấp và BĐS chưa xác định được chủ sở hữu. Nếu triển khai số hóa đồng bộ thì phải huy động rất nhiều nhân lực. Ngoài ra, cũng cần tính đến việc các căn hộ, số nhà sẽ thay đổi khi bị chia tách, sáp nhập, thay đổi, khi đó người dân lại phải thực hiện thêm thủ tục.
"Hiện nay đã có định danh cá nhân nên theo tôi, để kiểm soát chống tham nhũng, hạn chế rửa tiền và để quản lý BĐS nhằm đánh thuế BĐS thứ hai và BĐS bỏ hoang như các dự thảo, chỉ cần căn cứ vào dữ liệu của các Sở TN-MT và Sở Xây dựng, sau đó tích hợp vào dữ liệu định danh cá nhân là quản lý được mà không cần phải định danh từng BĐS", luật sư Nguyễn Đăng Tư đề xuất.